Việt Nam vừa tiếp nhận công nghệ bảo quản nông sản, thực phẩm tiên tiến do Nhật Bản chuyển giao (CELLS ALIVE SYSTEM-CAS). Công nghệ này cho phép thực phẩm giữ nguyên được cấu trúc, hương, vị, màu sắc và dinh dưỡng từ 2 năm trở lên. Đảm bảo “tươi sống” đến 99.7%
Được biết, công nghệ CAS (Tập đoàn ABI là chủ sở hữu độc quyền sáng chế) đã được công nhận tại 22 quốc gia, Liên minh châu Âu và bảo hộ trên toàn thế giới vừa được chuyển giao tại Phòng thí nghiệm-Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng, thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) mới đây.
Hệ thống công nghệ CAS bao gồm thiết bị CAS kết hợp với thiết bị làm lạnh nhanh tác động lên đối tượng là nông sản, thực phẩm làm cho phân tử nước đóng băng (nhưng không liên kết với nhau) trong thời gian khoảng 30 phút. Nhờ vậy sẽ không phá vỡ cấu trúc mô tế bào, ức chế quá trình bị oxy hóa, phòng chống sự gia tăng nhiễm khuẩn và làm cho sản phẩm giữ nguyên mùi, vị, lượng nước cần thiết, màu sắc và dinh dưỡng đạt tới mức 99,7%.
CAS được đánh giá là công nghệ tiên tiến, cho phép khống chế và tối ưu hóa các thông số bảo quản để kéo dài quá trình chín nhưng không làm hư hỏng nông sản, thực phẩm tươi sau thu hoạch. Việc phát triển ứng dụng công nghiệp lạnh kết hợp với kỹ thuật nuôi sống các tổ chức tế bào trong bảo quản nông sản, thực phẩm tươi sẽ giúp tăng thời gian và khối lượng dự trữ, tăng khả năng điều hòa cung cấp nông sản, thực phẩm tươi chất lượng cao cũng như phục vụ tốt cho nhu cầu xuất khẩu nông sản, thực phẩm tươi nhiệt đới. Ngoài ra dùng kỹ thuật lạnh kết hợp với kỹ thuật nuôi sống các tổ chức tế bào (CAS) trong bảo quản còn là phương pháp sạch và kinh tế trong bảo quản nông sản, thực phẩm tươi.
Ông Owada Norio – Chủ tịch Tập đoàn ABI (Nhật Bản), đồng thời là nhà sáng chế độc quyền công nghệ CAS cho biết, nguyên lý của CAS là sử dụng năng lượng từ trường yếu kết hợp với quá trình làm đông lạnh nhanh, tác động không phá vỡ cấu trúc mô tế bào của nông sản; và năng lượng từ trường phụ thuộc vào đối tượng sản phẩm, mỗi loại nông sản, thực phẩm có chế độ công nghệ CAS phù hợp.
Sự khác biệt giữa công nghệ CAS và công nghệ đông lạnh truyền thống là sự đóng băng của nước trong mỗi loại nông sản, thực phẩm. Công nghệ CAS thường sử dụng để bảo quản “tươi sống” những nông sản thực phẩm có khả năng bảo quản lạnh và có giá trị thương phẩm cao. CAS không thể thay thế cho các công nghệ bảo quản khác, tùy theo đối tượng nông sản, mục đích và giá thành sản phẩm mà lựa chọn công nghệ bảo quản phù hợp.
“Hy vọng công nghệ CAS được chuyển giao vào Việt Nam sẽ giúp người làm nông nghiệp, ngư dân, hay chăn nuôi gia súc có cuộc sống tốt hơn. Khi sử dụng công nghệ CAS, các bạn có thể đưa nguyên liệu hay sản phẩm ra các nước trong khu vực và nhiều nước khác trên thế giới với giá thành cao hơn.
Đó cũng là lý do Nhật Bản đã lựa chọn Việt Nam là nước thứ 8 chuyển giao công nghệ này. Tuy nhiên, để công nghệ này thực sự phát huy tác dụng và thành công ở Việt Nam rất cần sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ KH&CN cũng sự phối hợp của các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp và nông dân”, ông Owada Norio chia sẻ.
Đại diện tập đoàn ABI giới thiệu công nghệ sau thu hoạch (CAS)
Giải “bài toán” phát triển nông sản sau thu hoạch
Ông Lê Tất Khương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Vùng cho biết, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể nhưng vẫn thiếu tính bền vững. Phần lớn rau quả Việt Nam được sử dụng dưới dạng tươi sống với năng lực chế biến chỉ khoảng 200.000 tấn/năm (2% sản lượng), chủ yếu là các loại rau quả đóng hộp, nước quả đóng lon. Vì vậy tổn thất sau thu hoạch với nông sản ở Việt Nam vào khoảng hơn 25% đối với các loại quả và hơn 30% với các loại rau, 15-20% là các loại lương thực khác…nguyên nhân chủ yếu là do việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ sau thu hoạch chưa đáp ứng kịp thời và đầy đủ yêu cầu.
Cũng theo đánh giá của ông Lê Tất Khương ở nước ta các kỹ thuật bảo quản tiên tiến nông sản, thực phẩm tươi còn rất mới mẻ và lạ lẫm tại Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế vài năm gần đây đã có một số kỹ thuật được sử dụng như: bảo quản bằng nhiệt độ; sử dụng hóa chất không độc hại; chiếu xạ…nhưng đều ở mức độ quy mô nhỏ, thăm dò, chưa mang tính phổ biến do còn nhiều bất cập trong sử dụng các phương pháp để thực hiện, nhất là việc lựa chọn các chế độ công nghệ bảo quản phù hợp. Vì vậy, để bảo quản nông sản lâu hơn và giữ được chất lượng thì cần phải kết hợp bảo quản lạnh với các công nghệ bảo quản mới tiên tiến như điều chỉnh độ ẩm môi trường hoặc kết hợp với các tác nhân tạo trường điện từ, sóng âm…
Đặc biệt, hệ thống thiết bị thích hợp để bảo nông sản, thực phẩm nhiệt đới ở Việt Nam chưa phát triển, trong đó khâu làm lạnh nhanh kết hợp với hệ thống tạo trường điện từ kết hợp với sóng âm để bảo quản quả tươi còn quá mới.
Đây là công nghệ đầu tiên trên thế giới ứng dụng kỹ thuật nuôi sống các tổ chức mô tế bào phục vụ công tác bảo quản sau thu hoạch gồm súc sản (hải sản chế biến dạng xay nhuyễn), thủy sản và nông sản. Vì thế, ông Khương hy vọng công nghệ CAS do Nhật Bản chuyển giao sẽ khắc phục được những yếu điểm đối với việc bảo quản nông sản, thực phẩm tại Việt Nam trong thời gian tới.
Về lộ trình tiếp nhận và phát triển công nghệ CAS ở Việt Nam, ông Lê Tất Khương cho biết, Bộ KH&CN đã giao Viện nghiên cứu và Phát triển vùng hợp tác với Tập đoàn ABI thực hiện Chương trình “Hợp tác xây dựng trung tâm công nghệ CAS bảo quản nông sản, thực phẩm tại Việt Nam” trong thời gian từ 1/11/2012 đến 30/4/2015.
Chương trình sẽ được chia thành 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là xây dựng phòng thí nghiệm công nghệ CAS, tiếp nhận công nghệ và nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS trong bảo quản một số nông sản nhiệt đới tại Việt Nam. Giai đoạn 2 sẽ thực hiện chuyển giao công nghệ CAS bảo quản hải sản, nông sản cho một số doanh nghiệp Việt Nam.
Giai đoạn 3 sẽ chuyển giao công nghệ chế tạo thiết bị CAS cho Việt Nam; Liên doanh xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ bảo quản và ứng dụng công nghệ CAS bảo quản nông sản, thực phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nói về công nghệ CAS, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân khẳng định, Nhật Bản là quốc gia hàng đầu trên thế giới nghiên cứu, ứng dụng thành công nhiều công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các công nghệ trong lĩnh vực bảo quản hải sản, nông sản và một trong những công nghệ nổi bật là công nghệ CAS. Việc ứng dụng công nghệ CAS tại Việt Nam sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch để giải bài toàn khó của phát triển nông nghiệp hàng hóa là bảo quản hải sản và nông sản nhiệt đới của Việt Nam để xuất khẩu và phục vụ dân trí
Bản quyền thuộc về : Nguyễn Hồng Trường - Chuyên tư vấn thiết kế, thi công kho lạnh, kho lạnh bảo quản trên toàn quốc.
Mobile: 0926 381 999
Mobile: 0926 381 999
Email: dienlanhbienbac@gmail.com
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẨN CƠ ĐIỆN LẠNH BIỂN BẠC
Số: 812 Phúc Diễn, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chuyên: Lắp đặt
- Kho lạnh bảo quản nông sản
- Kho lạnh bảo quản thủy sản
- Kho lạnh bảo quản thực phẩm
- Kho lạnh bảo quản dược phẩm vắcxin
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẨN CƠ ĐIỆN LẠNH BIỂN BẠC
Số: 812 Phúc Diễn, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Chuyên: Lắp đặt
- Kho lạnh bảo quản nông sản
- Kho lạnh bảo quản thủy sản
- Kho lạnh bảo quản thực phẩm
- Kho lạnh bảo quản dược phẩm vắcxin