Hệ thống bếp ăn luôn cần có những quy trình quản lý hiệu quản, kiểm soát được hoạt động và vấn để lợi nhuận. Bài viết tham khảo dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt và hiểu được quy trình quản lý bếp công nghiệp hiệu quả nhất.
1. Quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm
Hiện bất kỳ cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nào cũng đều cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để có thể được phép hoạt động. Để đảm bảo vấn đề này, khu bếp công nghiệp cần đáp ứng được các tiêu chí như:
- Thiết kế bếp và hoạt động của bếp theo quy trình chuẩn (quy trình 1 chiều) và khoa học;
- Trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ nấu nướng cần thiết;
- Lắp đặt hệ thống điện, nước, thông gió và thiết bị hút khói khử mùi chất lượng tốt.
- Định kỳ kiểm tra chất lượng thực phẩm, đào tạo kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm để thực hành trong quá trình quản lý bếp ăn công nghiệp.
- Đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm sạch.
Trong quản lý nguyên vật liệu, người dùng cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn như: Khi nhận thực phẩm phải tiến hành kiểm tra số lượng chuẩn; rau củ cần rửa sạch, để ráo nước, bảo quản đúng cách; không để nguyên vật liệu nấu ăn dưới đất mà cần để lên kệ tủ; vệ sinh sạch sẽ khu vực nhập, sơ chế và bảo quản thực phẩm; thường xuyên kiểm tra thời hạn sử dụng thực phẩm để kịp thời xử lý; trang bị hệ thống tủ kệ và thiết bị bảo quản bếp đạt chuẩn.
2. Quản lý nhân sự trong bếp ăn công nghiệp
- Đội ngũ đầu bếp: Để quản lý bếp ăn công nghiệp hiệu quả cần quản lý rõ ràng về số lượng đầu bếp, phân công công việc và nắm rõ công việc của từng người, đào tạo kỹ năng cho đầu bếp để nâng cao tay nghề;
- Đội ngũ nhân viên phục vụ: Sau khi tuyển đủ số lượng nhân viên phục vụ cần tiến hành đào tạo kỹ năng, thái độ của nhân viên đạt chuẩn;
- Nhân viên thu ngân: Đào tạo kỹ năng, kiểm kê số tiền chính xác, đúng quy trình và những kỹ năng khác.
3. Một số lưu ý khi quản lý bếp ăn công nghiệp
- Quy định rõ ràng về thời gian sử dụng các thiết bị điện.
- Lên kế hoạch về các công việc cần làm trong ngày.
- Phân công công việc cụ thể cho từng bộ phận và nhân viên trong khu bếp.
- Giám sát, kiểm tra mọi vấn đề trong ca làm việc.
- Kiểm tra vệ sinh, an toàn trước khi đóng cửa bếp hằng ngày.
- Trang bị các thiết bị đầy đủ để công việc của nhà bếp diễn ra thuận lợi hơn.
Thực hiện được những lưu ý trên đây sẽ giúp quý khách có thể quản lý bếp ăn công nghiệp hiệu quả và an toàn.
Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn đọc phần nào nắm bắt được những thông tin cơ bản, quan trọng trong quy trình quản lý bếp ăn công nghiệp. Chúc các bạn thành công!